Cá xiêm đá hay còn có một vài tên gọi khác là cá lia thia, cá đá, hay cá chọi. Loài cá này lần đầu tiên được tìm thấy tại các vùng nước nông ở Thái Lan. Cá xiêm có hình dáng khá dễ thương, với màu sắc rực rõ, đặc biệt là với chiếc đuôi xòe rộng trông thật ấn tượng. Đặc tính của cá xiêm là khi trưởng thành chúng thường hay đá nhau, vì thế mà trẻ em và người lớn đều thích nuôi để làm thú tiêu khiển.
Đang xem: Cách nuôi cá chọi thái lan
Do hành vi của cá xiêm đá đực thường tấn công các con cá đực khác nên người ta thường gọi cá này là cá chọi.
Cá xiêm (cá chọi) là tên gọi chung cho một số loài cá thuộc chi Betta gồm Betta splendens, Betta imbellis, Betta mahachaiensis, Betta smaragdina; chủ yếu là dùng để chỉ loài B. splendens.
Chúng còn có tên khác là cá lia thia xiêm, cá chọi xiêm. Tên của chi này có nguồn gốc là từ ikan bettah (một ngôn ngữ địa phương của Malaysia). Cá xiêm là một trong số những loài cá cảnh (cá kiểng) nước ngọt phổ biến nhất thuộc họ Osphronemidae, bộ Perciformes.
Họ: Belontiidae
Nguồn gốc: Thái Lan.
Kích cỡ khi trưởng thành: 7cm
Tuổi thọ: 2 – 3 năm
Tầng nước: thích sống ở tầng nước trên
Kích cỡ bể nuôi: tối thiểu là 15 lít nước
Chế độ ăn: thích nhất là mồi sống, có thể ăn thức ăn đông lạnh hay viên nhỏ
Đặc điểm sinh sản: là loài đẻ trứng, làm tổ bằng bọt khí
Độ PH: 6.8 – 7.4
Nhiệt độ nước: 24 – 30°C
Cá xiêm được tìm thấy ở các nước Thái Lan, Việt Nam, Mã Lai, Campuchia, Indonesia và một số vùng ở Trung Quốc. Ngoài môi trường hoang dã, cá xiêm thích sống trên các cánh đồng lúa, các ao nước nông, thậm chí tại các dòng suối có dòng nước chảy chậm.
Những nơi này nước thường có màu đục vì có nhiều bùn nên không phải là môi trường sống lý tưởng cho cá xiêm, nhưng cũng nhờ vậy mà cá xiêm có tính chịu đựng được môi trường sống khắc nghiệt rất cao.
Cá xiêm có hình dáng và màu sắc đa dạng. Bộ phận nổi bật nhất của cá xiêm là vây đuôi. Vây đuôi cũng có nhiều loại với màu sắc và độ xòe rộng khác nhau. Phong trào nuôi cá đá đã xuất hiện từ rất lâu.
2. Đặc điểm nổi bật của cá xiêm
Nhiều người nuôi cá xiêm không những chỉ để chiêm ngưỡng mà còn để đem thi đấu. Xét ở góc độ nuôi làm cảnh thì cá xiêm không thể so sánh với các loại cá quí tộc như cá dĩa, cá rồng, cá vàng. Nhưng, cá xiêm là loài cá đá có một không hai, chúng được nhiều người biết đến tại các hội chợ thi đấu cá diễn ra trên thế giới, nhất là ở Singapore. Tại hội chợ cá cảnh AQUARAMA 2005, số lượng cá xiêm từ các quốc gia mang về đây để tham dự đã bỏ xa các loài cá khác.
Một đặc điểm nữa của loài cá xiêm là chúng có một cơ quan hô hấp rất đặc biệt gọi là labyrinth mà hầu hết các loài cá khác không có. Nhờ cơ quan này mà cá xiêm có thể hít không khí trực tiếp từ mặt nước. Cũng nhờ vậy mà cá xiêm có thể tồn tại trong môi trường sống chật hẹp, có lượng ô xy thấp như trong các hũ keo nhỏ.
II. Cá chọi – cá xiêm – cá đá – cá betta

Cá xiêm trưởng thành dài khoảng 6 cm (có một số giống dài 8 cm). Gần đây người ta còn lai tạo được những giống cá xiêm khổng lồ (giant bettas) dài trên 8 cm.
Được biết đến như một loài cá cảnh có màu sắc sặc sỡ với bộ vây chảy dài tuyệt đẹp nhưng màu sắc tự nhiên cá xiêm hoang dã chỉ là màu xanh lá cây xỉn (dull green) và màu nâu, ngoài ra bộ vây của cá xiêm hoang dã tương đối ngắn.
Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Nuôi Gà Chọi Đúng Kỹ Thuật Nuôi Gà Đá, Kỹ Thuật Nuôi Gà Đá
Tuy nhiên do quá trình lai tạo chúng ngày càng có màu sắc sặc sỡ và bộ vây dài hơn. Ví dụ như những các giống cá xiêm: Veiltail, Delta, Superdelta, Halfmoon…

Thức ănCá xiêm là loài ăn thịt, cấu tạo miệng của chúng hếch lên trên là phù hợp cho việc kiếm ăn trên bề mặt.
Trong tự nhiên, cá xiêm chủ yếu ăn zooplankton (1 loài phiêu sinh), bọ gậy (loăng quăng) và một số ấu trùng của côn trùng khác. Nếu nguồn thức ăn dồi dào, cá xiêm sẽ sống lâu hơn, màu sắc sặc sỡ hơn, các vây bị rách sẽ liền nhanh chóng.
Người nuôi cá xiêm thường cho ăn thức ăn sống như giun đỏ, các viên thức ăn được trộn từ thịt tôm băm nhuyễn, thịt cá, tôm ngâm nước muối, giun đỏ, và vitamin
Tuyệt đối không được cho chúng ăn thức ăn từ thực vật như viên thức ăn có bột ngũ cốc, có thể chúng sẽ chết.

Cá đực màu đỏ đang giao phối với con cái.

Cá xiêm đực đang ép cá cái.

Cá xiêm con 1 ngày tuổi.
Sau khi sinh hết trứng người nuôi cá nên vớt cá xiêm cái ra khỏi bể chứa, nếu không nó có thể sẽ ăn chỗ trứng vừa sinh ra.
Chỉ con đực mới có nhiệm vụ trông coi và chăm sóc trứng. Cá xiêm đực sẽ làm một cái ổ bằng bọt khí oxy, khi giao phối nó sẽ nhặt từng quả trứng con cái sinh ra và đặt vào ổ bọt khí của nó. Nếu có quả trứng nào bị rơi xuống nước vì bọt khí vỡ cá xiêm đực sẽ cẩn thận nhặt lại và cho vào một bọt khí mới.
Trứng được ấp trong 30 đến 40 giờ, khoảng 3-4 ngày sau sẽ nở hết. Con đực vẫn chăm sóc đàn con sau khi nở 2 ngày cho đến khi chúng tự bơi được. Cũng như chăm sóc trứng, trong thời gian này nếu có một con cá bột (cá con mới nở) bị chìm xuống dưới đáy bể nước, cá bố sẽ dùng miệng nhặt nó lên đặt lại vào ổ bọt khí.

Những người lai tạo đã tạo ra một số giống cá xiêm nổi tiếng sau (dựa vào hình dạng của vây):– Veiltail: vây đuôi rủ xuống và không đối xứng..– Crowntail: vây tưa.– Combtail: vây lược.– Half-moon: vây đuôi mở rộng đến 180 độ hoặc lớn hơn.– Short-finned fighting style: cá xiêm chiến với bộ vây rất ngắn.– Double-tail: có 2 đuôi (vây đuôi đực chia làm 2 phần rõ ràng) và vây lưng khá dài.– Delta tail: vây đuôi mở rộng gần bằng Half-moon và sắc cạnh hơn.– Fantail: đuôi quạt.
Xem thêm: Cách Chơi Leblanc Mid Lane

Một con cá xiêm đực.